7 cách giúp bố mẹ vượt qua cuộc chiến “con không chịu ăn rau"

Con kén ăn rau khiến bạn lo lắng con không nhận được dinh dưỡng từ rau. Tuy nhiên đây là tình trạng phổ biến mà có lẽ bố mẹ nào cũng gặp phải. Thay vì biến mỗi bữa ăn thành một “cuộc chiến", hãy cùng Smart Weany vượt qua cuộc chiến con không chịu ăn rau với những cách dưới đây bố mẹ nhé.
1. Giảm bớt áp lực
Trẻ không thích ăn rau có thể là do vị giác của trẻ.
Sữa mẹ là thức ăn đầu đời của trẻ nên trẻ có xu hướng thích vị ngọt của sữa. Trong khi đó, các loại rau, đặc biệt như rau ngót và các loại rau họ cải thường có vị đắng. Về mặt sinh học, vị đắng này là do hàm lượng canxi cũng như sự có mặt của các hợp chất có lợi như phenol, flavenoids, isoflavone, tecpen và glucomolas. Hơn thế nữa, trẻ em cảm nhận vị đắng mạnh hơn người lớn, do gai vị giác của trẻ phát triển rất mạnh mẽ với số lượng lớn.
Nên trẻ thường không thích ăn rau.
Do đó, bố mẹ nên kiên nhẫn giới thiệu từng loại rau cho con.
Tất cả những gì chúng ta làm với tư cách người làm cha mẹ là cung cấp cho con các bữa ăn lành mạnh, cân bằng, còn việc ăn gì và ăn bao nhiêu là quyết định của con.
Có như vậy, bố mẹ mới giảm bớt được áp lực làm thế nào để con chịu ăn rau và cảm thấy thoải mái hơn khi con kén rau.
2. Giới thiệu rau cho con càng sớm càng tốt
Khi bước vào thời kỳ ăn dặm là thời điểm tốt nhất để giới thiệu cho con càng nhiều loại rau càng tốt. Vì thời điểm này, con đang bắt đầu làm quen với thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Đây cũng là giai đoạn giúp con hình thành hành vi, thói quen ăn uống, con cũng dễ dàng chấp nhận những thực phẩm mới hơn.

Điều quan trọng là sự xuất hiện của rau trong mỗi bữa ăn của con sẽ cho thấy đây là thực phẩm không thể thiếu.
Bố mẹ cũng nên tránh giới thiệu các loại trái cây ngọt trước khi con mới bắt đầu ăn dặm, vì như vậy con sẽ có xu hướng thích thực phẩm có vị ngọt và từ chối vị đắng của rau.
Bố mẹ có thể hấp rau củ để con cảm nhận mùi vị tự nhiên của từng loại rau củ giúp con ghi nhớ mùi vị tốt hơn.
3. Khuyến khích con thử
Thay vì cố gắng ép buộc con ăn một loại rau nào đó, bố mẹ có thể khuyến khích con thử loại rau đó.
khi cho trẻ tiếp xúc với một loại rau mới hoặc loại rau mà trước đây con không thích, hãy bắt đầu với một phần nhỏ, để tránh việc con vị choáng ngợp bởi một dĩa rau quá nhiều.
Nếu con từ chối, có thể bố mẹ sẽ dễ chán nản, đặc biệt là khi bố mẹ đã đưa ra nhiều lần mà không có kết quả. Tuy nhiên, hãy cố gắng duy trì thái độ tích cực và kiên trì giới thiệu lặp đi lặp lại. Có những bé phải 10 lần mới chịu thử một một rau, có những bé thậm chí còn lâu hơn, nhưng nếu bố mẹ kiên trì, cuối cùng con sẽ thử nó.
4. Nấu các món giấu rau
Vì rau thường có vị đắng nên bố mẹ có thể kết hợp với các nguyên liệu có các vị khác để làm giảm bớt vị đắng của rau. Có rất nhiều cách kết hợp tuyệt vời với rau tạo ra các món ăn mới thơm ngon.
Ví dụ:
Nếu con không thích cải bó xôi, bố mẹ có thể thử thêm rau vào món con thích như bánh pancake, sinh tố rau, trứng chiên, súp…
Thêm ớt đỏ, bí ngòi, cà chua vào bánh pizza
Thêm bí đỏ vào súp bí đỏ với tôm
Thêm các loại rau cắt nhỏ vào thịt viên, cá viên, tôm viên…
Tuy nhiên, không nên áp dụng thường xuyên cách này, vì nếu trẻ chỉ ăn các món giấu rau thì điều đó có thể khiến trẻ ít có khả năng lựa chọn hoặc nếm thử những loại rau được nấu riêng hoặc rau tươi sống.
5. Cho con tiếp xúc với rau càng nhiều càng tốt
Việc con được chơi đùa, khám phá các loại rau, tạo cho con cảm giác thân quen và làm tăng khả năng chấp nhận loại rau đó hơn.
Bố mẹ có thể cho con sờ, cảm nhận trực tiếp từng loại rau, củ. Chỉ cho con tên từng loại rau, màu sắc, hình dạng của chúng, như vậy con có cái nhìn trực quan hơn về những thực phẩm con được ăn.
Cho còn cùng đi siêu thị, cùng lựa chọn các loai rau hoặc dẫn con đi tham quan các vườn rau.

Khi con lớn hơn, bố mẹ có thể cùng con chế biến các món ăn. hãy để con giúp rửa rau, thêm rau bó xôi, kale… vào máy xay khi bố mẹ đang xay sinh tố. Nhờ con xếp rau, củ lên bánh pizza.
Được tham gia liên tục vào khâu chế biến, lâu dần con quen dần hơn với các loại thực phẩm và có thể tăng khả năng con chấp nhận hay nếm thử loại rau nào đó mà trước đây con không thích.
6. Để trẻ tự ăn
Để đỡ căng thẳng trong bữa ăn, bố mẹ có thể để con tự ăn. Trẻ sẽ thích tự mình cầm rau, củ ăn hoặc chấm vào các loại nước sốt như hummus, sốt mè, sữa chua… Những loại sốt này còn làm tăng thêm hương vị của rau.
Đừng lo rằng bé sẽ vấy bẩn quần áo, vì khi được cầm nắm thực ăn đó cũng là cách bé đang được học. Bố mẹ có thể mang yếm ăn dặm cho con để đỡ mất công dọn dẹp “chiến trường" sau mỗi bữa ăn.
7. Bố mẹ cùng ăn với con
Bữa ăn gia đình rất quan trọng. Đó không chỉ là khoảng thời gian cả gia đình quây quần bên nhau, xây dựng mối quan hệ gắn kết bền chặt hơn, mà còn giúp trẻ đỡ kén ăn hơn. Nếu con thấy bố mẹ ăn rau thường xuyên, con cũng sẽ bắt chước và ăn theo.
Nói tóm lại, kén rau là tâm lý bình thường của trẻ nhỏ. Bố mẹ nên bình tĩnh, không nên la mắng và kiên trì giới thiệu cho con. Có thể sẽ mất thời gian (tuỳ từng bé) để con ăn nhiều rau hơn. Nhưng mỗi lần con chịu thử đã là thành công rồi!
------------------------------------------------
------------------------------------------------
Smart Weany - Nhà phân phối duy nhất của yếm ăn dặm Tidy Tot tại Việt Nam
Miễn phí giao hàng toàn quốc cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ
Shopee: bit.ly/39kKzwT
Tiki: bit.ly/3v6m2F2
Lazada: https://bit.ly/3p7ycLu
Hotline: 033.370.1616