An toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến đồ ăn dặm cho bé

Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Nên khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ, bố mẹ cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại và lây lan khắp nhà bếp của bạn, vì vậy cần phải làm sạch đúng cách để tránh lây lan sang thức ăn.
1. Rửa tay và rửa thực phẩm, dụng cụ chế biến sạch sẽ
Có một số lưu ý khi chuẩn bị chế biến đồ ăn dặm mà bố mẹ cần lưu ý như sau:
Rửa tay trước khi chế biến đồ ăn dặm, nấu nướng hoặc cho bé ăn để phòng tránh nhiễm khuẩn cho bé. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bố mẹ nên rửa tay ít nhất 30 giây bằng xà phòng dưới vòi nước. Trường hợp bạn đang đi ra ngoài và không có chỗ để rửa tay, hãy dùng gel rửa tay khử khuẩn để khử trùng trước khi cho bé ăn.
Rửa sạch bề mặt bếp, thớt, bát đĩa và dụng cụ nấu nướng bằng nước xà phòng ấm sau mỗi lần sử dụng, để ngăn vi khuẩn lây lan khắp nhà bếp. Bố mẹ nên sử dụng dụng cụ chế biến đồ sống và đồ chín riêng để tránh nhiễm khuẩn chéo.
Thường xuyên giặt hoặc thay khăn lau bát dĩa, khăn lau bếp, miếng bọt biển và găng tay lò nướng. Điều quan trọng là phải phơi chúng thật khô để tránh vi khuẩn sinh sôi trong điều kiện ẩm ướt.
Rửa sạch thực phẩm. Rửa sạch trái cây, rau quả dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Đối với thịt sống nên dùng thau chuyên rửa đồ sống để rửa. Tránh rửa thịt, gia cầm, hải sản, trứng dưới vòi nước chảy vì nó có thể làm văng vi khuẩn lên tay, quần áo, mặt bếp…
>> Thực đơn ăn dặm blw cho bé trên 12M: công thức đồ ăn vặt

2. Bảo quản thức ăn
2.1 Đối với thực phẩm tươi sống
Khi đi mua sắm thực phẩm, bố mẹ hãy chọn những thực phẩm được bảo quản lạnh cuối cùng, và mang chúng về nhà nhanh nhất có thể. Khi đã về đến nhà, hãy cho thực phẩm lạnh và đông lạnh vào tủ lạnh hoặc tủ đông ngay lập tức.
Dưới đây là một số nguyên tắc bảo quản thực phẩm sống:
Nên bảo quản thức ăn sống riêng biệt với thức ăn đã nấu chín để tránh lây nhiễm chéo.
Đảm bảo hộp đựng thực phẩm phải kín, sạch sẽ và không bị hư hỏng. Những hộp này chỉ sử dụng với mục đích đựng thực phẩm.
Nếu bố mẹ nghi ngờ thực phẩm đã hư hỏng hay thực phẩm phẩm đã quá hạn sử dụng, hãy bỏ chúng đi để đảm bảo an toàn.
Đối với thực phẩm đông lạnh, nên bảo quản trong hộp kín hoặc túi zip. Dán nhãn tên thực phẩm, ngày tháng trên thực phẩm để theo dõi hạn sử dụng.
Làm sạch tủ lạnh thường xuyên để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh thường xuyên để đảm bảo thực phẩm được bảo quản tốt. Nhiệt độ tủ lạnh phải ở mức 4 độ C hoặc thấp hơn. Nhiệt độ ngăn đông nên là - 18 độ C.
2.2 Đối với thực phẩm chín
Không để thức ăn của trẻ ở bên ngoài quá hai giờ. Nếu bố mẹ chưa có ý định cho bé ăn ngay, hãy cho thức ăn đã nấu chín vào trong tủ lạnh. Chú ý, không cho thức ăn quá nóng vào tủ lạnh. Bố mẹ có thể cho thức ăn nóng vào các đĩa nông, hoặc tách thành nhiều phần nhỏ hơn để giúp làm nguội thức ăn nhanh nhất có thể.

Bố mẹ nên sử dụng thức ăn đã nấu chín càng sớm các tốt. Vì nếu để trong tủ lạnh càng lâu, vi khuẩn Listeria - một loại vi khuẩn gây bệnh từ thực phẩm - càng phát triển (đặc biệt nếu nhiệt độ tủ lạnh trên 4 độ C).
>> Cách chế biến rau củ trong thực đơn ăn dặm cho bé
2.3 Rã đông thực phẩm
Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể phát triển trong thực phẩm đông lạnh trong quá trình rã đông. Do đó, hãy để thực phẩm rã đông tự nhiên trong ngăn mát tủ lạnh cho đến khi bố mẹ bắt đầu nấu. Nếu sử dụng lò vi sóng để rã đông thực phẩm, hãy nấu ngay sau khi rã đông.
Nếu thực phẩm đã rã đông mà bố mẹ sử dụng chưa hết, không nên cấp đông lại thực phẩm đó. Thực phẩm được đông lạnh lần thứ hai có khả năng có lượng vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm cao hơn.
2.4 Nấu chín thực phẩm để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh
Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), vi khuẩn thường phát triển trong “vùng nhiệt nguy hiểm” từ 8 độ C đến 60 độ C. Dưới 8 độ C, sự tăng trưởng của vi khuẩn bị ngừng lại hoặc chậm lại đáng kể. Trên 60 độ C, vi khuẩn bắt đầu chết.
Dưới tác dụng của nhiệt năng trong quá trình nấu, các protein trong vi khuẩn (cũng như protein thực phẩm) bị phá vỡ, nên chúng không còn hoạt động và vi khuẩn sẽ chết. Đây là lý do tại sao nấu ăn loại bỏ nguy cơ từ vi khuẩn có hại có trong một số thực phẩm.
Do đó, để loại bỏ vi khuẩn, hãy đảm bảo thực phẩm được nấu chín hoàn toàn, đặc biệt là phần bên trong thực phẩm.
Như vậy, để bảo vệ sức khỏe cho bé, bố mẹ cần đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến đồ ăn dặm. Nên giữ vệ sinh tay và khu vực, dụng cụ nấu nướng sạch sẽ, bảo quản thực phẩm đúng cách và nấu chín thực phẩm để loại bỏ nguy cơ từ vi khuẩn có hại.
------------------------------------------------
------------------------------------------------
Smart Weany - Nhà phân phối duy nhất của yếm ăn dặm Tidy Tot tại Việt Nam
Miễn phí giao hàng toàn quốc cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ
Shopee: bit.ly/39kKzwT
Tiki: bit.ly/3v6m2F2
Lazada: https://bit.ly/3p7ycLu
Hotline: 033.370.1616