top of page

Chế biến đồ ăn dặm: Cách bảo toàn vitamin trong rau


che-bien-do-an-dam-bao-toan-vitamin-trong-rau

Vitamin tham gia vào các hoạt động trao đổi chất của cơ thể, đảm bảo sự phát triển ổn định và cân bằng của trẻ nhỏ. Nhu cầu vitamin hàng ngày thường là rất nhỏ (tính bằng miligam), nhưng cơ thể trẻ không tự tổng hợp được (trừ vitamin D, K) mà phải bổ sung qua đường ăn uống.


Tuy nhiên, các loại vitamin thường dễ mất đi trong quá trình chế biến đồ ăn dặm. Trong phạm vi bài viết này, bố mẹ hãy cùng Smart Weeny khám phá các cách để hạn chế thất thoát vitamin trong rau củ, trái cây nhé!


1. Nguyên tắc khi lựa chọn và bảo quản trái cây, rau củ

Bố mẹ cần lưu ý những nguyên tắc dưới đây để lựa chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất:

  • Chọn rau củ địa phương, theo mùa: mua rau theo mùa sẽ có chất lượng tốt nhất, tiết kiệm chi phí.

  • Chỉ mua những loại rau củ cần thiết. Chọn rau củ tươi mới. Tránh các loại trái cây và rau có vết cắt, vết bầm tím, lỗ côn trùng, nấm mốc hoặc thối rữa.

  • Hãy chú ý đến thời gian bảo quản của thực phẩm và sử dụng càng sớm càng tốt.

Ví dụ thời gian bảo một số thực phẩm:

  • Bông cải xanh: 3-5 ngày ở trong tủ lạnh

  • Bông cải trắng: 1 tuần ở trong tủ lạnh

  • Bắp cải: 1 -2 tuần trong tủ lạnh

  • Cà rốt : 2-3 tuần ở bên ngoài, ẩm


nhung-loai-rau-cu-can-thiet-cho-be-an-dam

Bên cạnh việc lựa chọn, vấn đề bảo quản rau củ, trái cây sao cho đúng cách cũng rất quan trọng.

  • Hầu hết các loại rau tươi cần được giữ lạnh và ẩm, để duy trì được giá trị dinh dưỡng, hương vị, màu sắc của chúng. Bố mẹ nên phân loại rau trước khi bảo quản và loại bỏ rau có vết thâm hoặc hư hỏng. Để tăng độ ẩm, hãy giữ rau trong túi bảo quản và để chúng trong ngăn chứa rau của tủ lạnh.

  • Các loại thực phẩm không cần bảo quản trong tủ lạnh như khoai tây, khoai lang, bí, cà chua, hành tây, chuối…

>> An toàn vệ sinh trong chế biến đồ ăn dặm cho bé


2. Ảnh hưởng của việc chế biến đồ ăn dặm đến dinh dưỡng có trong rau củ

Nhiệt và nước là kẻ thù của các vitamin hòa tan trong nước. Các vitamin hòa tan trong nước, đặc biệt là hầu hết các vitamin B và vitamin C, có đặc tính hoà tan trong nước, nên một lượng lớn vitamin sẽ bị mất đi khi được nấu trong nước. Ngoài ra, vitamin C, B6 cũng rất nhạy cảm với nhiệt độ, không khí và nước. Chỉ có Vitamin niacin (B3) là đủ ổn định để duy trì tốt trong quá trình nấu nướng.

Đối với nhóm vitamin tan trong chất béo: Vitamin A, D và E hòa tan trong chất béo và ngấm vào dầu ăn. Vitamin E cũng rất nhạy cảm với nhiệt, không khí và chất béo. Chỉ có vitamin K là ít thất thoát trong quá trình nấu.

>> Bổ sung vitamin trong thực đơn ăn dặm của bé


3. Cách sơ chế rau củ

Bố mẹ nên rửa thực phẩm trước khi cắt nhỏ: Cắt rau nhỏ sẽ làm phá vỡ thành tế bào của các loại rau, làm cho các loại vitamin sẽ thất thoát ra ngoài khi tiếp xúc với nước. Do đó, nên rửa rau củ trước khi cắt. Hãy rửa rau củ, trái cây dưới vòi nước, tránh ngâm lâu vì các loại vitamin có thể hoà tan trong nước.

cach-che-bien-do-an-dam

Khi cắt, bố mẹ nên cắt rau củ thành những miếng lớn và đồng đều, trừ khi yêu cầu trong công thức nấu ăn là thái nhỏ. Các miếng lớn sẽ có ít diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí và nước hơn, do đó ít có khả năng bị mất vitamin. Các miếng đồng đều sẽ giúp thực phẩm chín trong cùng một thời gian.

Các chất dinh dưỡng cũng có thể bị phá hủy khi tiếp xúc với ánh sáng và không khí. Do đó, bố mẹ nên nấu rau củ ngay sau khi cắt, để hạn chế thất thoát các loại vitamin.


4. Cách chế biến đồ ăn dặm bảo toàn vitamin

Ăn rau củ, trái cây tươi sống là cách tốt nhất để bảo toàn vitamin có trong đó. Nhưng không phải loại nào cũng có thể ăn sống được, mà cần phải nấu chín.

Dưới đây là một số lưu ý khi nấu rau củ:

  • Nấu càng ít nước càng tốt. Hấp là phương pháp tốt nhất giúp bảo toàn các vitamin có trong rau củ. Vì trong quá trình hấp, rau củ không tiếp xúc với nước. Nếu luộc thì hãy luộc ít nước và sử dụng nước đó làm canh để tận dụng các vitamin đã tan trong nước.

  • Nấu trong thời gian càng ngắn càng tốt. Thời gian nấu càng lâu thì vitamin bị mất đi càng nhiều. Bố mẹ nên đậy nắp khi nấu. Vì như vậy thời gian nấu sẽ nhanh hơn và hơi nước vẫn được giữ lại bên trong nồi/chảo.

  • Không cho muối vào trong khi nấu rau vì như vậy sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong rau. Muối sẽ làm cho nước có tính kiềm nhẹ nên bảo tồn được chất diệp lục có trong rau, mang đến dĩa rau luộc có màu xanh đẹp mắt. Tuy nhiên, vitamin C cũng sẽ bị mất đi trong môi trường kiềm. Vì vậy, thay vì thêm muối vào nước luộc rau, bạn có thể cho rau đã luộc vào tô nước đá để giữ được màu xanh.

Nói tóm lại, không có phương pháp nào là giữ được hoàn toàn các loại vitamin có trong rau củ. Bạn có thể hạn chế thất thoát các chất dinh dưỡng bằng cách chọn phương pháp chế biến phù hợp. Điều quan trọng là nên cho bé ăn đa dạng các loại rau củ, trái cây. Bởi vì làm như vậy sẽ tăng khả năng bé nhận được đủ nhu cầu vitamin hàng ngày.


>> 10 món ăn dặm lành mạnh cho bé trước khi đi ngủ

------------------------------------------------

------------------------------------------------

Smart Weany - ​Nhà phân phối duy nhất của yếm ăn dặm Tidy Tot tại Việt Nam


Miễn phí giao hàng toàn quốc cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ


Shopee: bit.ly/39kKzwT


Tiki: bit.ly/3v6m2F2


Lazada: https://bit.ly/3p7ycLu


Hotline: 033.370.1616



29 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
<