Hành trình ăn dặm: Tại sao bé lại kén ăn?
Việc con bạn đột nhiên chỉ thích ăn một vài loại thức ăn là điều bình thường trong quá trình ăn dặm. Mặc dù việc bé ném thức ăn không ưng ý đi liên tục khiến mẹ căng thẳng bực bội, nhưng mẹ cũng đừng lo lắng quá nha! Ăn uống kén chọn chỉ đơn giản là một giai đoạn mà hầu hết các bé trên một tuổi sẽ trải qua.
1. Biểu hiện của kén ăn trong giai đoạn ăn dặm là gì?
Chứng sợ hãi khi phải ăn thức ăn mới được gọi là 𝙛𝙤𝙤𝙙 𝙣𝙚𝙤𝙥𝙝𝙤𝙗𝙞𝙖, đó là sự phát triển của con người khi tiến hoá. Đó là cách tự vệ của bản năng để chống lại việc ăn các loại thực phẩm có thể không an toàn hoặc nguy hiểm. Nhiều bé có biểu hiện food neophobia dạng nhẹ. Trên thực tế, nỗi sợ hãi bản năng này khiến trẻ không muốn ăn bất cứ thứ gì mà trẻ bắt gặp.
Chứng sợ thức ăn có thể đơn giản như việc con bạn từ chối một chiếc bánh quy bị vỡ vì nó trông không giống chiếc bánh thông thường bé hay ăn. Tin tốt là nó không có xu hướng ảnh hưởng đến bé trong giai đoạn năm thứ ba và thứ tư của cuộc đời. Vì vậy, hãy an tâm rằng sự miễn cướng phải thử món ăn nào đó của bé là một giai đoạn bình thường mà con sẽ vượt qua.

Kén ăn cũng có thể là cách bé thể hiện sự độc lập của mình khi trẻ học các tự ăn (BLW). Bé muốn thử thách giới hạn mà bố mẹ cho phép bằng cách cố gắng khẳng định quyền kiểm soát những gì con muốn ăn và không muốn ăn. Đó là lý do tại sao việc ép trẻ ăn có thể phản tác dụng. Vì vậy, mẹ hãy cố gắng đừng bực bội khi bé đột nhiên từ chối những món ăn yêu thích của mình, chỉ cần chấp nhận rằng con sẽ ăn lại khi đến thời điểm, và dọn đĩa mà không quát mắng khó chịu với con.
Sau sinh nhật đầu tiên, quá trình tăng cân của con sẽ chậm lại. Vì vậy, bé tăng cân ít hơn trước là bình thường. Khẩu vị của con có thể thay đổi đến nỗi mà con sẽ ăn cực kỳ nhiều trong một bữa ăn, và không chạm vào món nào trong một bữa khác. Nhưng hầu hết các em bé rất giỏi trong việc điều chỉnh lượng thức ăn của mình, nếu con được cho phép. Con bạn sẽ tự ăn đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể mình.
2. Một số mẹo để bữa ăn dặm trở nên dễ dàng hơn
2.1 Hãy ăn cùng bé khi có thể
Cung cấp nhiều loại thực phẩm lành mạnh cho trẻ trong mỗi bữa ăn. Chỉ cần đảm bảo đa dạng các loại nhóm thực phẩm hàng ngày trong tuần. Hãy ngồi ăn cùng bé bất cứ khi nào bạn có thể. Trẻ tập ăn bằng cách bắt chước bố mẹ và những đứa trẻ khác. Hãy cho con ăn cùng thức ăn mà bạn có. Nếu bạn tỏ vẻ thích thú khi ăn, bé có thể sẽ vui vẻ thử ăn hơn đó. Ăn cùng con cũng giúp bạn có cơ hội dành nhiều sự chú ý và khen ngợi bé khi bé ăn ngon miệng.
2.2 Giới hạn các lựa chọn trong bữa ăn dặm
Hãy cho bé ăn một bữa ăn trong đó có 1 món mà bạn biết con sẽ thích. Nếu bé có xu hướng tự lựa chọn đồ ăn cho chính mình, thì hãy cho bé chọn từ các thực phẩm lành mạnh mẹ cung cấp trong bữa ăn.
2.3 Quy định thời gian ăn uống
Hầu hết trẻ em đều sẽ ăn đủ lượng mà bé thấy cần trong 30 phút. Cố nài nỉ, dụ con ăn nhiều hơn sau khoảng thời gian này không có tác dụng mà chỉ gây căng thẳng không cần thiết cho bạn.
2.4 Giới thiệu đồ ăn một cách từ từ
Mỗi lần chỉ cho con thử 1 loại thức ăn mới, tránh mời nhiều loại cùng lúc và đừng căng thẳng nếu bé không chịu ăn. Khuyến khích con nếm thử trước khi bày thật nhiều vào đĩa ăn của con. Bé chỉ cần cắn 1 miếng là đủ. Bằng cách này, bé sẽ không thấy bị quá tải và mẹ sẽ đỡ thấy thức ăn bị lãng phí. Hãy nhớ rằng bạn có thể cần mời bé 10 đến 15 lần trước khi bé sẵn sàng thử cắn miếng đầu tiên. Nếu con tỏ vẻ khó chịu với một loại cụ thể nào đó, hãy ngừng cho bé ăn một thời gian, bạn luôn có thể thử lại khi con lớn hơn 1 chút.
2.5 Hãy theo dõi chất lỏng con uống trong ngày
Một số trẻ em ít thèm ăn trong các bữa ăn chính vì con đã hấp thụ quá nhiều calo từ đồ uống có đường và sữa trong ngày. Trên 1 tuổi, bạn chỉ cần cho bé uống từ 350ml đến 500ml sữa mỗi ngày. Trước 2 tuổi, nên dùng sữa nguyên chất béo vì nó chứa nhiều vitamin A hơn các loại ít chất béo hơn. Khi bé được 2 tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé ăn sữa bán tách kem (semi-skimmed milk), nhưng hãy tránh sữa tách kem (skimmed milk) cho đến khi bé ít nhất 5 tuổi.
Cho bé lớn uống sữa bằng cốc thay vì bình vì như vậy sẽ tốt hơn cho răng của trẻ. Nếu bé không thích sữa, con vẫn nhận được lượng canxi cần thiết với các chế phẩm từ sữa mỗi ngày, bao gồm: phô mai, sữa chua, váng sữa,… Giữa các bữa ăn, hãy cho bé uống nước.
𝑁𝑒̂́𝑢 𝑏𝑎̣𝑛 𝑣𝑎̂̃𝑛 𝑐𝑜́ 𝑏𝑎̂́𝑡 𝑘𝑦̀ 𝑙𝑜 𝑙𝑎̆́𝑛𝑔 𝑛𝑎̀𝑜 𝑣𝑒̂̀ 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑎̣𝑛𝑔 𝑘𝑒́𝑛 𝑎̆𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐𝑜𝑛, ℎ𝑎̃𝑦 đ𝑒̂́𝑛 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑏𝑎́𝑐 𝑠𝑖̃ ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑔𝑖𝑎 𝑑𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑢̛𝑜̛̃𝑛𝑔. 𝐻𝑜̣ 𝑠𝑒̃ 𝑐𝑎̂𝑛 𝑣𝑎̀ đ𝑜 𝑏𝑒́, 𝑑𝑢̛̣𝑎 𝑣𝑎̀𝑜 𝑏𝑖𝑒̂̉𝑢 đ𝑜̂̀ 𝑝ℎ𝑎́𝑡 𝑡𝑟𝑖𝑒̂̉𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑐𝑜𝑛 đ𝑒̂̉ 𝑡𝑟𝑎 𝑥𝑒𝑚 𝑡𝑟𝑒̉ 𝑐𝑜́ đ𝑎𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎́𝑡 𝑡𝑟𝑖𝑒̂̉𝑛 𝑡𝑜̂́𝑡 ℎ𝑎𝑦 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔.