top of page

Kỉ luật bàn ăn (Phần 2) - LÀM GÌ KHI CON KÉN ĂN?

Đã cập nhật: 22 thg 12, 2021

Bài chia sẻ của mẹ Nana, duy nhất trên Smart Weany ❤️ Vui lòng không copy để tôn trọng tâm huyết và công sức của tác giả.


Khi được trao cho quyền tự quyết định ăn uống của bản thân, bé sẽ có giai đoạn kén cá chọn canh, không chịu ăn một nhóm chất nào đó. Hoặc ngày trước rất thích món này, tự nhiên không ăn, không ăn, nhất quyết không ăn. Bố mẹ lại băn khoăn, không biết mình có nên bỏ hết và đút muỗng ép con ăn từng chút một không? Sợ con thiếu chất, sợ con suy dinh dưỡng, sợ con còi. Với các bé không được giới thiệu đa dạng thức ăn khi ăn dặm, thì sự kén cá chọn canh lên mức thượng thừa. Một số bé không được thay đổi luân phiên các kết cấu thức ăn, thì cũng hơi mệt. Ví dụ: con chỉ được ăn đồ nhão, thì 2,3 tuổi vẫn cháo xay, cháo loãng; con chỉ toàn ăn cơm chan canh đút cho nhanh, thì khi cắt thêm thịt, thêm rau vào bát là bữa ăn kéo dài trăm năm chưa xong. Đa số sự kén ăn này của bé, nguyên do là từ người lớn. Thật, đừng tự ái. Từ sự biếng ăn sinh lý của em bé, đáng ra sẽ kết thúc trong 1,2 tuần, sau đó lại thần lợn nhập, ăn bù lại lượng đã hụt, thì do người lớn lo quá, lại ép bé ăn bằng mọi cách, biến thành biếng ăn tâm lý.


1. Nên làm gì từ khi bắt đầu ăn dặm để hạn chế sự kén ăn?

- Tích cực giới thiệu các nguyên liệu, thực phẩm mới. Khi có một món mới xuất hiện trên đĩa của bé, hãy chắc chắn rằng có một món quen thuộc mà bé đã chấp nhận. - Kiên trì giới thiệu, hôm nay bé không ăn, ngày mai, ngày kia, ngày kìa bé sẽ ăn. Hãy để bé làm quen từ từ với món mới. Ai cũng cần thời gian thích nghi cả, đúng không ạ? Đừng có thấy 1,2 lần bé không ăn là bỏ xó lãng quên. - Có thể giới thiệu liên tiếp hoặc 2,3 ngày cách 1 lần cho đến khi bé chấp nhận. Tùy vào biểu hiện của bé mà bố mẹ suy xét. Nếu bé nhìn thấy không khóc không gào, thì cứ mạnh dạn đặt vào đĩa. Còn bé nhìn thấy khóc, ưỡn, vứt thì 2-3 ngày sau ta lại reset lại cuộc chơi từ đầu. Không có một công thức nào chuẩn cả. - Đa dạng kết cấu món ăn. Ví dụ: hôm này cho ăn món thô mềm, hôm ăn sau cho ăn món giòn giòn, hôm sau nữa cho ăn món nhuyễn,… cho bé được tự do khám phá mọi kết cấu đồ ăn mà bố mẹ có thể nghĩ ra được.


lam-gi-de-han-che-su-ken-an-cua-be

2. Nếu bé kén ăn rồi thì làm gì?

Cách thứ 1 là ĐỘN. Độn đồ ăn bé thích với đồ ăn bé không thích. Tuy nhiên, nếu chế biến không khéo thì hương vị không còn giữ nguyên và vitamin thì chưa chắc đã được bảo toàn. Với những bé tinh ý thì có độn “người ta” vẫn biết nhé.


Cách thứ 2 là Kỉ luật bàn ăn + Thương lượng. Và theo kinh nghiệm của mình, klba khi bé kén ăn còn nhức não hơn điều chỉnh hành vi bình thường.

- Nếu trước đây bạn để cả khay đồ ăn cho bé chọn, thì bây giờ, hãy đặt từng món lên một, bé ăn hết mới mời ăn tiếp. Bé không thích ăn rau? Mời rau trước. Con ném? Thông báo với con và mời con 1 lần nữa? Vẫn ném? Mời con ra khỏi bàn ăn. Cho con vào cũi, hoặc 1 góc yên tĩnh và an toàn, không có đồ chơi. Con khóc ăn vạ? Giữ bé an toàn và sử dụng nút chờ 5-10 phút. Con khóc như thế không có vấn đề gì cả. - Khi chuẩn bị đồ ăn, hãy kèm 1 món bé thích và giấu đi không để bé thấy nhé. - Sau thời gian time out, lại cho con ngồi vào bàn, cho con nhìn thấy 1 món con yêu thích, thương lượng với con rằng nếu con ăn 1 nhúm rau này, mẹ sẽ cho con ăn miếng thịt này nhé. - Nếu bé chịu ăn 1 ít rau thôi cũng là có tiến triển, còn nếu không, đủ 3 lần cơ hội khi klba, mời bé kết thúc bữa ăn và không bù sữa cũng như không ăn vặt. - Mỗi lần lượng ăn rau của bé sẽ tăng lên 1 chút, hãy nhớ tăng dần lượng thức ăn thương lượng cùng con. - Khi con đã chịu ăn rau lại, giữ nguyên quy trình mời rau củ đầu tiên khoảng 1 tháng để hình thành thói quen ăn.


3. Tâm sự của mẹ Nana

Nana là một em bé ăn cả thế giới, thích nhất là rau củ, nhưng vẫn ăn đầy đủ tinh bột và đạm mẹ bầy trên khay. Cho đến kỳ biếng ăn sinh lý hơn 1 tuổi, con chỉ ăn rau, ăn củ, ăn hoa quả. Cơm thì rình tống ra sau lưng, thịt thì nhét xuống mông. Nhìn khay mẹ tưởng hết như bình thường, nhưng không, bế lên thì cơm thịt rụng lả tả. Suýt ngất. Hơn 1 tuần liền tình trạng đều như thế. Thay đổi đủ kiểu tinh bột và chế biến thịt thì vẫn như cũ. OK. Mẹ đẻ ra chị chứ ai! Mở não, nhớ lại mọi bài chia sẻ kỷ luật bàn ăn khi con kén ăn của bạn bè, nhẩm lại 1 lượt, hít sâu thở ra 3 nhát rồi bắt đầu tiến hành. Và tất nhiên, em bé Nana lại ăn cả thế giới ^^.


Mình tình cờ đọc được ở đâu đó có bạn nói: “Lý thuyết chỉ là lý thuyết, rồi sẽ đến lúc con sẽ phải lựa chọn ăn cơm hay là ăn roi”.


Làm được theo lý thuyết thật sự không dễ, cần sự kiên định và vững vàng của bố mẹ, nhưng so với việc dùng roi ép con ăn, thì kỷ luật bàn ăn nó chỉ là muỗi ^^. Khóc khi kỷ luật bàn ăn (thời gian timeout có thể bé sẽ khóc), sau đó con ăn tốt, ăn ngoan, yêu thích bữa ăn. Hay là khóc trên bàn ăn, mỗi bữa ăn, ăn trong sự hoảng sợ? Mỗi lần nhìn thấy một em bé bị ép ăn, lừa ăn bằng mọi cách, mình rất buồn. Hy vọng có thể lan tỏa một chút gì đó để giúp bố mẹ biến mỗi bữa ăn của con là một sự mong chờ và hạnh phúc ^^.

lam-gi-khi-be-ken-an

4. Yếm Tidy Tot - "chân ái" của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy

Để giúp bé có bữa ăn ngon lành, dễ dàng và sạch sẽ những chiếc yếm ăn sẽ là đồ dùng tiện ích giữ quần áo bé luôn sạch sẽ và thơm tho sau bữa ăn. Smart Weany giới thiệu 3 chiếc yếm điển hình cho việc ăn dặm của Tidy Tot để bố mẹ tham khảo

- Yếm ăn dặm Tiểu quý tộc: Xem sản phẩm

- Yếm Đa Năng: Xem sản phẩm

- Bộ Yếm và Khay tàu vũ trụ: Xem sản phẩm

------------------------------------------------

------------------------------------------------

Smart Weany - ​Nhà phân phối duy nhất của Tidy Tot tại Việt Nam


Miễn phí giao hàng toàn quốc cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ


Shopee: bit.ly/39kKzwT


Tiki: bit.ly/3v6m2F2


Lazada: https://bit.ly/3p7ycLu

757 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả