Làm gì khi con ném đồ ăn liên tục?
Đã cập nhật: 10 thg 2, 2022
Trong giai đoạn đầu ăn dặm, sẽ có lúc bé ném đồ ăn liên tục. Nào các bố các mẹ, hãy hít sâu thở ra 1 hơi thật dài, sau đó thử đọc hết bài này nha.
(Bài chia sẻ của chị Cheryl Nguyen - From Smart Weany)

Việc bé ném đồ ăn có thể rơi vào những trường hợp sau:
1. Bé đang học giới hạn về khoảng cách và trọng lực (giác quan ẩn của con người)
Trong bài “Phát triển giác quan khi ăn dặm (phần 2)” trước đó của Smart Weany, khi bé bắt đầu hình thành nhận thức với trọng lực, đương nhiên bé sẽ thấy hứng thú với những thứ vô hình mà người lớn có thể gọi tên nhưng con lại không. Tấm chiếu mới tí hon này sẽ thấy đây là một trò thật hay. Tại sao đồ sẽ rơi thẳng xuống? Mình ném thì sẽ bay được bao xa nhỉ? Tiện thể thử tí lực tay .
Nếu các nhà khoa học tí hon này lần đầu khám phá cách ném đồ ăn, thì chúng ta nên làm gì? Hãy tạo trò chơi cho con trong thời gian chơi, có thể là ném bóng, ném pompom, ném khăn,… kèm theo bố mẹ gọi tên vật cho bé nhận biết, dù chưa biết nói. Giúp bé phân biệt đồ gì có thể ném chơi hoặc không nên ném bằng cách cầm vật lên, Gật ra hiệu, làm động tác, nói: “Ném”. Với vật không nên ném, cầm vật lên, Lắc ra hiệu, không làm động tác, nói: “Không”.
Khi bé mới ăn dặm, để đỡ tăng xông mỗi khi nhìn đồ ăn vung vãi, mời mọi người nghĩ đến bộ yếm Tàu Vũ Trụ để hạn chế được phần nào đồ ăn rơi rớt ra ngoài nha. Tầm mới ăn dặm thì các bé thường chưa điều khiển tay linh hoạt nên vô tình làm rơi đồ ăn, hoặc có khám phá thì cũng chỉ thả trôi chứ chưa ném được. Vòng rộng to của khay Tàu vũ trụ sẽ giúp ích được khá nhiều. Còn khi lớn hơn, bé đã có lực hơn, mà cố tình ném, thì mời đọc tiếp dưới đây nha.

2. Bé chưa biết cách xử lý khi gặp đồ ăn không ưa thích hoặc đã no.
Khi đã qua giai đoạn khám phá rồi, ăn trơn tru hoặc đến 1 giai đoạn khác rồi mà bé tự nhiên lại ném đồ ăn? Chuyện này chắc bé nào cũng gặp thôi, ba mẹ lại bình tĩnh hít sâu thở vào nào. Có thể rằng bé bối rối vì không biết xử lý đồ ăn mình không thích như thế nào, hoặc no rồi mà mẹ vẫn bắt ngồi ăn, chẳng cho mình ra chơi đồ chơi gì cả. Ngoài việc ném đi cho khuất mắt thì tấm chiếu mới này biết làm gì hơn đâu.
Hãy kiên nhẫn hướng dẫn con đưa lại đồ ăn, khay ăn hoặc bát cho ba mẹ nếu không muốn ăn món đó hoặc muốn kết thúc bữa ăn. Chỉ cần đơn giản nói với con là “không ăn thì đưa cho bố mẹ”, sau đó cầm tay con định ném, đưa tay con về phía 1 tay bố mẹ đang chờ sẵn, bố mẹ cầm lấy đồ ăn. Khi đó hãy cười và khen con, khuyến khích con không ăn nên đưa lại cho người lớn. Bé không hiểu tại sao phải vậy, nhưng sẽ hình thành thói quen rằng không ăn, đưa lại chứ không ném.
Sau này khi bé quen hơn với thao tác này, có thể để 1 cái đĩa không trên bàn, bảo con nếu không ăn gì hãy bỏ qua đĩa đó, và nếu muốn ngừng bữa ăn hãy gọi mẹ và đưa khay ăn cho mẹ.
3. Bé coi việc ném thức ăn là trò chơi, hoặc cố tình thử xem giới hạn của bố mẹ
Nếu đã trải qua các giai đoạn kia rồi, đã hướng dẫn ok rồi, mà 1 ngày xấu trời bé lại ném, càng được nhắc nhở thì càng ném rồi nhìn xem phản ứng của người lớn. Chúng ta có thể cân nhắc áp dụng kỷ luật bàn ăn.
Với các bé trên 9 tháng tuổi, kỷ luật bàn ăn có thể được áp dụng. Tuy nhiên, dưới 1 tuổi, đến các cữ sữa bé vẫn được uống sữa như bình thường. Trên 1 tuổi, chúng ta có thể cân nhắc cắt sữa trong khi kỷ luật bàn ăn. Có 1 số lưu ý khi kỷ luật bàn ăn, lúc nào mới nên kỷ luật bàn ăn thì có ở các bài viết trước.
Bố mẹ lưu ý cần giữ thái độ nhẹ nhàng khi kỷ luật bàn ăn với bé, không nên quát mắng, gắt gỏng, không coi kỷ luật bàn ăn là 1 hình phạt, mà kỷ luật bàn ăn chỉ đơn giản là thực hiện 1 trong những quy tắc bàn ăn. Quy tắc trong trường hợp cụ thể này như nào?
Trước bữa ăn, hãy thông báo với con về việc kết thúc bữa ăn nếu con ném đồ ăn => Con ném đồ ăn lần đầu, áp dụng lại cách 2 ở trên, hướng dẫn lại con 1 lần nữa việc đưa khay ăn khi không muốn ăn.
Khi con không chịu mà vẫn ném tiếp, mẹ nhìn vào mắt con và hỏi nhẹ nhàng “Con ăn nữa không?”.
Nếu con vẫn ném, thì nói “Nếu con không muốn ăn nữa thì chúng ta kết thúc bữa ăn ở đây. Đến bữa sau mình lại ăn ngon nhé!”.
Bế con ra khỏi bàn ăn. Không cho con ăn vặt, ăn bù mà nên đợi đến đúng bữa mới cho con ăn tiếp. Điều này sẽ giúp con hiểu là nếu mình nghịch đồ ăn mà không ăn, mình sẽ phải đợi đến bữa sau.
4. Bé lớn thể hiện cái tôi của mình hoặc muốn gây sự chú ý của bố mẹ
Vâng, đây chính là Nana giai đoạn gần 3 tuổi. Lại ném thức ăn và hất cả khay ăn như 1 vị thần yêu thể thao và ghét sự gọn gàng. Có lúc là bị chị Bebe trêu nên dỗi, gạt hết, có lúc tự nhiên thích hất, thế thôi. Giai đoạn này mà bố mẹ nào muốn nhét con lại vào bụng thì Xuỷ cực hiểu, rất rất hiểu. Mẹ thở phì phò như trâu, xong nở 1 nụ cười còn đẹp hơn cả Mona Lisa, yêu cầu Nana tự dọn đồ ăn vung vãi dưới đất và kết thúc bữa ăn. Còn gì nữa đâu mà ăn Dọn dẹp xong, con sẽ có 1 khoảng thời gian “nhàm chán”, không có hoạt động gì, khoảng 5phút.
Nếu con không chịu dọn dẹp? Hãy dọn dẹp cùng bé, có thể bé thấy khó chịu ở đâu đó hoặc cần sự chú ý của cha mẹ nên mới gây “náo động”. Hãy xem lại gần đây bạn đã thực sự dành ít nhất 30p siêu chất lượng dành cho con chưa? Nếu chưa hãy bổ sung ngay vitamin yêu thương cho bé nhé.
>> Tổng hợp Yếm ăn dặm Tidy Tot
------------------------------------------------
------------------------------------------------
Smart Weany - Nhà phân phối duy nhất của yếm ăn dặm Tidy Tot tại Việt Nam
Miễn phí giao hàng toàn quốc cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ
Shopee: bit.ly/39kKzwT
Tiki: bit.ly/3v6m2F2
Lazada: https://bit.ly/3p7ycLu
Hotline: 033.370.1616