top of page

Bé từ chối thịt: Làm thế nào để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé


lam-the-nao-de-cung-cap-du-dinh-duong-cho-be-an-dam

Chắc hẳn không ít bố mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm gặp phải tình huống con từ chối thịt. Mỗi lần đút thịt vào miệng là bé chỉ ngậm sau đó nhè ra. Điều này khiến bố mẹ lo lắng bé không ăn thịt thì không đủ đạm. Hãy cùng Smart Weeny tìm hiểu “làm thế nào để cung cấp đủ đạm khi bé từ chối ăn thịt" trong bài viết dưới đây nhé.


1. Vì sao nên có thịt trong chế độ ăn của trẻ nhỏ

Thịt là thực phẩm giàu đạm (protein), là một trong 3 chất dinh dưỡng đa lượng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Protein cung cấp các axit amin để tạo thành protein cơ thể, kiến tạo nên các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, protein tham gia sản xuất hóc môn và enzym; cung cấp năng lượng, tham gia vào chức năng miễn dịch. Do đó, protein là chất dinh dưỡng không thể thay thế.


Ngoài protein, thịt còn giàu sắt. Chất sắt là thành phần cấu tạo hemoglobin mang oxy đi khắp cơ thể. Sau 6 tháng, nguồn sắt dự trữ của trẻ dần cạn kiệt. Nên khi bước vào thời kỳ ăn dặm, việc lựa chọn thực phẩm giàu sắt là vô cùng quan trọng. Sắt trong thịt là sắt heme, có khả năng hấp thụ tốt hơn so với sắt từ thực vật. Nên thịt cũng vô cùng quan trọng trong bữa ăn của trẻ.


2. Bố mẹ phải làm gì khi bé từ chối ăn thịt

Trong quá trình phát triển của trẻ, sẽ có những giai đoạn bé kén ăn. Điều quan trọng là bố mẹ không nên la mắng hay ép trẻ ăn mà cần kiên nhẫn giới thiệu cho con.


Nếu em bé của bạn không chịu ăn thịt, bố mẹ có thể thử một số cách dưới đây để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho con.

  • Bé không thích ăn thịt do kết cấu của thịt: Các loại thịt thường khá dai khiến em bé gặp khó khăn trong việc nhai. Vì thế bố mẹ có thể xay nhuyễn đối với trẻ nhỏ, rồi tăng dần độ thô đối với bé lớn hơn và có khả năng ăn thô tốt hơn.

  • Nếu bé không chịu ăn thịt vì bé không thích, hãy tiếp tục giới thiệu cho bé. Bố mẹ có thể kết hợp thịt với các món mà bé thích ăn như mì ý sốt bò bằm, thịt heo viên rau củ… Trình bày các món ăn bắt mắt với dĩa đồ ăn nhiều màu sắc. khuyến khích bé thử, nếu bé không thích thì không nên ép bé.

  • Để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, bố mẹ có thể lựa chọn những nguồn đạm và sắt từ những loại thực phẩm khác để thay thế thịt.


tai-sao-be-khong-thich-an-thit

3. Các thực phẩm giàu protein và sắt khác bao gồm

Bên cạnh sữa mẹ và sữa công thức là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ nên kết hợp thêm những thực phẩm giàu đạm và sắt khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con.


can-dam-bao-du-dinh-cho-cho-be

3.1 Cá

Cá là một nguồn cung cấp đạm, sắt, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất như vitamin B2, kali, selen... Axit béo omega - 3 trong cá rất tốt cho sự phát triển thần kinh và não bộ của trẻ.


Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng tốt. Bố mẹ nên chọn những loại cá có hàm lượng thuỷ ngân thấp như cá hồi, cá trắm, cá chép,... Và khi chế biến cá nhớ loại bỏ xương.


3.2 Trứng

Trứng rất giàu protein, sắt. Ngoài ra, chúng còn chứa axit béo omega 3, vitamin (A, D, E, B12), các khoáng chất (photpho, selen, kẽm), các chất chống oxy hoá và choline. Trong lòng đỏ trứng có chứa 250mg choline, giúp thúc đẩy hoạt động bình thường của tế bào.


Tuy nhiên, trứng là một trong những thực phẩm có khả năng dị ứng cao. Nên bố mẹ cần theo dõi phản ứng của bé sau mỗi bữa ăn.


3.3 Protein và sắt từ thực vật

Thực vật cũng là nguồn cung cấp protein cho trẻ. Tuy nhiên, protein trong thực vật là protein không hoàn chỉnh. Chúng thiếu 1 hoặc vài axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản xuất được. May mắn là chế độ ăn uống đa dạng vẫn góp phần cung cấp đủ axit amin cho trẻ.


Mặt khác, sắt ở trong thực vật là sắt non - heme, có hoạt tính sinh học thấp hơn sắt heme từ động vật. Do đó, bố mẹ có thể kết hợp thêm các thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, kiwi, táo, rau bó xôi… để tăng cường khả năng hấp thụ sắt cho trẻ.


Một số loại protein thực vật phổ biến:

  • Các loại đậu: Bên cạnh protein, hầu hết các loại đậu đều giàu chất sắt. Đậu lăng, đậu gà, đậu xanh, đậu hà lan, đậu nành... Bố mẹ có thể nấu đậu với cơm, nấu súp, nấu cháo đậu. Hàm lượng chất xơ trong đậu cũng cao, bố mẹ nên cho con ăn với lượng vừa phải.

>> Cung cấp chế độ ăn uống cân bằng cho bé trong ăn dặm như thế nào?

  • Đậu phụ giàu sắt và protein, Đậu phụ làm từ đậu nành, là một trong ít thực phẩm thực vật chứa protein hoàn chỉnh một trong những lựa chọn để đưa vào thực đơn cho bé ăn dặm. Bên cạnh đó, đậu phụ mềm và dễ chế biến thành các món ăn khác nhau nên các bé có thể sẽ thích.

  • Các loại rau xanh đậm như bó xôi, kale, súp lơ, đậu que cũng giàu protein. Bên cạnh đó, những loại rau này còn chứa nhiều sắt, các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Như vậy, trẻ không chịu ăn thịt là một trong những vấn đề thường gặp của các bố mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm. Bố mẹ nên kết hợp nhiều loại thực phẩm chứa protein và sắt khác nhau để cân bằng dinh dưỡng cho bé. Chúc bố mẹ sớm vượt qua giai đoạn “kén thịt" của bé.

------------------------------------------------

------------------------------------------------

Smart Weany - ​Nhà phân phối duy nhất của yếm ăn dặm Tidy Tot tại Việt Nam


Miễn phí giao hàng toàn quốc cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ


Shopee: bit.ly/39kKzwT


Tiki: bit.ly/3v6m2F2


Lazada: https://bit.ly/3p7ycLu


Hotline: 033.370.1616







27 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả