top of page

Phát triển giác quan khi ăn dặm (phần 1)

Đã cập nhật: 22 thg 12, 2021

*Bài viết thuộc quyền sở hữu của Smart Weany. Vui lòng share thay vì copy để tôn trọng tác giả*


Học cách ăn là kỹ năng khó nhất mà em bé của bạn phải tập trong năm đầu đời và nó được quản lý và hệ thống bởi bộ não.


Có 8 giác quan khác nhau cùng phối hợp khi em bé của bạn ăn. Não của trẻ nhỏ rất năng động, nó không ngừng thay đổi, và nâng cao nhận thức với những thông tin mà nó nhận được thông qua các giác quan của em bé.


Môi trường lớn lên của em bé cũng mang lại một vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não. Bằng cách cho con có thật nhiều cơ hội được sử dụng cả 8 giác quan, bạn sẽ giúp con mình tự tạo ra một bản đồ kết nối cực kỳ phức tạp trong não, đó là điều thiết yếu giúp bé nâng cao các kỹ năng, trí thông minh và cả tự điều chỉnh hành vi nữa.


Điều tuyệt vời và đơn giản nhất giúp bạn có cơ hội phát triển giác quan cho bé là mang lại cho bé các bữa ăn an toàn và dễ dàng. Trên thực tế, phát triển giác quan khi cho con ăn còn an toàn hơn cho con tham gia các hoạt động khác như chơi với cát hoặc dùng ngón tay sử dụng màu để vẽ. Bởi vì giai đoạn từ 6-12 tháng là giai đoạn trẻ khám phá mọi thứ bằng miệng.


Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về 8 giác gian liên quan đến Ăn dặm Sensory của bé nhé.

1. Thị giác (nhìn) 2. Xúc giác (sờ, chạm) 3. Thính giác (âm thanh) 4. Khứu giác (ngửi) 5. Vị giác (nếm) 6. Bản thể (định hướng và ý thức được vị trí bản thân trong một không gian) 7. Tiền đình (giác quan về thăng bằng, phản ứng trước trọng lực, sự tăng tốc và phản xạ quay) 8. Bản năng (khả năng hiểu những dấu hiệu bên trong của cơ thể. Ví dụ: đói, khát, mệt mỏi…)

5 giác quan đầu tiên cảm nhận được bên ngoài cơ thể và 3 giác quan cuối cùng được cảm nhận ở bên trong cơ thể.


Trong phần này, chúng ta cùng tìm hiểu về 5 giác quan đầu tiên nhé.


1. Thị giác

Điều đầu tiên bé cảm nhận trước khi ăn là về thị giác. Khi các em bé học ăn, các bé phải bắt đầu ở trong cùng một phòng với đồ ăn và nhìn mẹ mang đồ ăn đến từ khoảng cách xa, dần dần được đưa lại gần gần bé, và cuối cùng được đặt lên khay của ghế ăn. Chỉ đơn giản bằng cách di chuyển đồ ăn trước mặt con, bạn có thể gúp thị giác của bé phát triển.


Điều bạn nên làm tại nhà • Nấu ăn cùng con trong bếp để bé có thể bắt đầu trải nghiệm đồ ăn từ nhiều góc độ. • Sử dụng nhiều màu sắc khác nhau trong mỗi bữa ăn để thật bắt mắt – thật tuyệt vời nếu bạn có thể tạo tổ hợp cầu vồng bằng cách phối hợp rau củ với nhau. • Nói về đồ ăn và màu sắc của chúng khi con cầm đồ ăn lên khám phá. • Hãy trang trí các món ăn trông thật đẹp, phần trình bày đẹp khá hữu dụng vì em bé ăn bằng mắt nữa mà.

5-giac-quan-khi-an-dam

2. Xúc giác

Khi bé được khoảng 5 tháng rưỡi, ăn uống trở thành một hành vi tự nguyện hơn là phản xạ. Trước thời điểm này, nếu đặt một cái muỗng hoặc một mẩu thức ăn vào miệng của bé, lưỡi sẽ tự động đẩy ra ngoài, như một phản xạ bảo vệ để ngăn bé bị nghẹn.

Khi được khoảng 5 tháng rưỡi, các em bé bắt đầu học cách điều khiển phản xạ này và vì thế việc đưa được thìa và thức ăn vào miệng bé trở thành việc tự nguyện. Cơ lưỡi của bé đã khỏe hơn, vì thế bé có thể di chuyển đồ ăn từ bên này qua bên khác, và lên lên xuống xuống. Khi một em bé ra đời, phản xạ nôn ọe đã có sẵn ở trong miệng, vì thế việc đưa một vật thể không quen thuộc vào miệng sẽ khiến bé ọe ra.Và khoảng 5 tháng rưỡi, phản xạ này sẽ quay trở lại.

Việc khám phá phá đa dạng kết cấu đồ ăn giúp phát triển não bộ cho bé, bởi vì các bé được trải nghiệm các cảm giác khác nhau về đồ ăn, điều này giúp bé chấp nhận ăn đc nhiều loại đồ ăn khác nhau khi bé lớn hơn.


Các bé lớn thỉnh thoảng từ chối món ăn gì đó do kết cấu thức ăn không quen thuộc (loãng, đặc, giòn, nhão,…) và nguyên do thường là vì các bé ko được khám phá các loại đồ ăn khác nhau khi còn là một em bé. Việc trải nghiệp đa dạng kết cấu đồ ăn khác nhau cũng khuyến khích sự linh hoạt cũng như phát triển nhận thức cho bé. Ví dụ: tư duy của bé, tính tò mò khám phá và kỹ năng giải quyết vấn đề.


Điều bạn nên làm tại nhà

• Ăn cùng loại đồ ăn với bé và cường điệu hành động cắn và nhai đồ ăn, cho bé thấy cách cắn để có thể sao chép lại và biết cách phải làm gì. • Nếu bé bị nôn ọe, đừng hoảng sợ. Việc giữ bình tĩnh rất quan trọng, bé chỉ là cho đồ ăn vào sâu trong miệng quá và phản xạ nôn ọe xảy ra thôi mà. Hãy nhẹ nhàng vui vẻ và nói “Ồ, con cho … (miếng cà rốt) vào sâu quá rồi”. • Hãy để con bạn chơi với đồ ăn, mời bé ăn nhiều loại kết cấu cùng 1 lúc, cả đồ nhuyễn và đồ ăn thô dạng ngón tay, để bé tự khám phá bằng cách riêng của mình ở trên khay của ghế ăn. Bạn có thể đút cho bé ăn nữa, nếu chọn cách ăn dặm truyền thống. • Hãy hiểu rằng việc con lấm bẩn, bừa bộn, bôi trét đồ ăn là một phần của việc học ăn nhé! • Đừng lau cho con cho đến khi bữa ăn đã kết thúc (trừ phi đồ ăn rơi vào mắt con) • Đừng dùng thìa lấy đồ ăn ra khỏi mặt bé. Cứ để đấy cho đến khi kết thúc bữa ăn. • Để giữ cho bé tập trung lâu hơn, hãy cân nhắc thêm vào một số vật dụng sạch sẽ giữa bữa ăn như là cọ vẽ, đồ chơi hoặc cái thìa khác. • Khuyến khích cho bé chơi đùa lộn xộn với vật dụng ăn ngoài bữa ăn chính 1 đến 2 lần 1 tuần. Ví dụ: cho bé nghịch cái bàn đầy nước, vừa nhanh chóng, dễ dàng (kể cả dọn dẹp) mà còn giúp bé phát triển giác quan. • Đồ ăn tuyệt vời cho bé để khuyến khích xúc giác phát triển là đồ nghiền nhuyễn hoặc các loại sữa chua, thạch, kem tươi, spaghetti, cơm, ngũ cốc khô , bột và thậm chí là đá xay đấy!


>> Tổng hợp yếm ăn dặm Tidy Tot

3. Thính giác

Đây là giác gian dùng để nghe, và thực ra là rất nhiều đồ ăn tạo ra âm thanh trong cơ thể khi bạn ăn – lần tiếp theo ăn thì hãy thử lắng nghe nhé! Khi em bé của bạn lần đầu ăn, dù phương pháp bạn chọn là gì, thì âm thanh mà thức ăn tạo ra rất giống với âm thanh sữa tạo ra khi các bé uống, vì vậy bé có thể dễ dàng ứng phó được. Tuy nhiên, khi quá trình ăn dặm có tiến triển và trẻ bắt đầu nhai thức ăn trước khi nuốt (khoảng 8-10 tháng), âm thanh đồ ăn tạo ra thay đổi tương ứng với từng miếng ăn nhỏ dần.


Điều bạn nên làm tại nhà

• Tạo môi trường ăn thật dễ chịu và êm ả, ví dụ bạn có thể mở nhạc nhẹ nhàng. • Nói với con về những âm thanh khác nhau mà đồ ăn tạo thành, ví dụ: “Con có nghe thấy âm thanh giòn tan của cái bánh này khi con bóp không?”.


4. Khứu giác

Giác quan dùng để ngửi rất quan trọng, vì nó giúp em bé học hỏi về đồ ăn, và khứu giác kết hợp với vị giác sẽ tạo ra cảm nhận về hương vị rõ ràng cho bé. Các bé có thể khá tinh tế và cho chúng ta biết khi nhận ra có mùi vị lạ, chỉ sau vài giây nếm và cảm nhận hương vị trong miệng. Nhưng ko phải ngay lập tức. Nếu con không thích, con sẽ quay đầu ra xa khỏi chúng, làm một khuôn mặt buồn cười và đôi khi xuất hiện cả đôi mắt rơm rớm nước mắt nhìn ba mẹ cơ! Đừng lăn tăn về việc đó, bất cứ thứ gì không quen thuộc bé sẽ đều có phản ứng này, và khi con được khám phá càng nhiều thì đồ ăn đó sẽ càng nhanh chóng được chấp nhận.


Điều bạn nên làm tại nhà

• Hãy giới thiệu đồ ăn mới cùng lúc với đồ ăn quen thuộc của bé. • Giữ thức ăn ở trước mặt bé, kể cả khi bé làm khuôn mặt buồn cười. Khuyến khích con khám phá đồ ăn bằng tay.


5, Vị giác

Các em bé được sinh ra với hơn 2500 nụ vị giác và chúng càng nhậy hơn ở vùng sâu trong miệng của con. Điều này khá hữu ích bởi vì nó là nơi con dùng để ngậm mút để sữa tiết ra khi con được cho bú mẹ trực tiếp hoặc là bú bình. Nụ vị giác ngọt là trưởng thành nhất bởi mục đích tiến hóa để khuyến khích trẻ sơ sinh ngậm khi mới ra đời. Sau vị ngọt, thực phẩm mặn được ưa thích tiếp theo. Vị đắng và chua không được yêu thích nên chúng kém phát triển nhất.

Cảm giác về hương vị được tạo thành từ sự kết hợp của hai giác quan, Khứu giác và vị giác.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nước ối có hương vị theo chế độ ăn uống của người mẹ. Và vì thế, em bé được sinh ra bởi những bà mẹ hay ăn những món ăn có vị mạnh của tỏi và ớt thì cũng phản ứng tích cực hơn với những thực phẩm này. Em bé được nuôi bằng sữa mẹ sẽ trải nghiệm hương vị thông qua sữa mẹ. Những gì người mẹ ăn sẽ tiết ra và cho bú trực tiếp tạo điều kiện cho bé chấp nhận hương vị với. Cho bú bằng bình chỉ có duy nhất 1 vị, vì vậy cần khuyến khích con thử thêm hương vị mới.


khuyen-khich-be-thu-huong-vi-moi-khi-an-dam

Điều bạn nên làm tại nhà

• Em bé có thiên hướng ăn nhiều những thức ăn quen thuộc với chúng, vì vậy việc kiên trì chế biến lặp lại những thực phẩm tương tự rất quan trọng để khiến bé trở nên thích ăn. • Trong quá trình ăn dặm, tiếp tục giới thiệu những hương vị mới, đừng mắc kẹt trong lối mòn với những món ăn giống hệt nhau mỗi ngày. • Hãy chắc chắn rằng bạn cung cấp nhiều hơn 1 hương vị trong mỗi bữa ăn. Sự đa dạng trong bữa ăn sẽ giúp bé dễ chấp nhận thực phẩm mới. Đây là lý do tại sao một món tráng miệng ngọt ngào khá hữu ích trong quá trình tập ăn dặm (hoa quả). • Khi bạn cung cấp 1 loại thức ăn mới, hãy chắc chắn rằng đã kèm 1 loại mà bé đã chấp nhận ở cùng trên đĩa ăn, vì trẻ sơ sinh có nhiều khả năng chấp nhận một hương vị mới với sự hiện diện của một hương vị quen thuộc.


Cách tăng hương vị vào đồ ăn dặm cho bé

------------------------------------------------

------------------------------------------------

Smart Weany - ​Nhà phân phối duy nhất của Tidy Tot tại Việt Nam


Miễn phí giao hàng toàn quốc cho đơn hàng từ 500.000 VNĐ


Shopee: bit.ly/39kKzwT


Tiki: bit.ly/3v6m2F2


Lazada: https://bit.ly/3p7ycLu

29 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả