top of page

Phát triển giác quan khi ăn dặm (Phần 2)

Ở phần 1, chúng ta đã tìm hiểu về 5 giác quan bên ngoài cơ thể. Bây giờ, chúng ta cùng tìm hiểu nốt 3 giác quan ẩn bên trong cơ thể bé nhé.


6. BẢN THỂ

Thuật ngữ này mô tả ý thức tự nhận thức cơ thể của bé, hoặc cách bé cảm nhận vị trí, địa điểm và chuyển động trong cơ thể mình. Một trong những dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm là bé ngồi dậy được và giữ đầu vững. Điều này là do con đã thành thục khả năng giữ thăng bằng cơ bản để có thể tập trung vào công việc với bàn tay xinh – học về thức ăn và việc ăn uống.


Điều bố mẹ có thể làm tại nhà: • Chọn một chiếc ghế ăn dặm có hỗ trợ tốt quanh eo, đầu gối và chân bé. Tất cả nên ở góc 90 độ. Tuy nhiên, nếu bạn đã mua một ghế không đảm bảo các yếu tố trên, bạn có thể dàn xếp lại ghế sẵn có đảm bảo như sau: – Bàn chân của con nên được hỗ trợ chắc chắn bằng bục nghỉ chân, không để lơ lửng giữa không trung. Bạn có thể xếp chồng một đống sách hoặc hộp để tạo ra chỗ nghỉ chân tạm thời. – Nếu con có quá nhiều diện tích trống quanh eo, hãy cuộn một vài chiếc khăn và chèn vào giữa con và cái ghế. – Hãy sử dụng một cái khăn gấp hoặc đệm mỏng nếu con cần thêm chiều cao. Luôn đảm bảo rằng con được cài dây an toàn chắc chắn khi ngồi trên ghế ăn. – Em bé của bạn nên được cảm thấy được hỗ trợ tốt trên ghế ăn, gần giống như cảm giác được ôm ấp vậy. Điều này được gọi là “áp lực sâu” trong thế giới giác quan.


7. TIỀN ĐÌNH

Thuật ngữ này đề cập đến cảm giác thăng bằng của bé nhà bạn, nơi bé đứng trên mặt đất và có liên quan đến trọng lực. Những em bé khó khăn với giác quan này thường có biểu hiện ghét đi lên xuống cầu thang, hoặc khóc khi chơi trên xích đu em bé. Khi học cách ăn, em bé của bạn cần kết hợp một loạt những khả năng cảm nhận bên trong cơ thể và giác quan tiền đình nghĩa là bé có thể tự ngồi dậy, đưa người về phía trước, mở miệng để tiếp nhận đồ ăn, đóng miệng, và quản lý các cảm giác chuyển động mà đầu của bé tạo ra với hoạt động nhai và nuốt. Điều này sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn với các dạng đồ ăn khác nhau khi ăn dặm. Đó là lý do tại sao khi mới đầu ăn dặm, bé ăn khá ít. Chỉ đơn giản là vì con đang học cách hoàn thiện các kỹ năng ăn khác nhau mà thôi.


Điều bố mẹ có thể làm tại nhà: • Cho bé bát và thìa riêng, và cho phép con tập di chuyển thức ăn từ bát lên miệng. Một hộp sữa chua nhỏ có thể giúp bé luyện tập khá ổn. • Mỉm cười, khen ngợi và khuyến khích con ngay tại bữa ăn nếu bạn có bé là một người khó khăn với giác quan tiền đình nhé. Bạn cần giúp bé yên tâm rằng mọi thứ vẫn rất ổn.


8. BẢN NĂNG

Đây là khả năng nhận biết về sự khác nhau giữa các trạng thái bên trong cơ thể, ví dụ như: đói bụng, thấy không khỏe, khát nước hoặc bị đau bụng. Tất cả những điều này phải được học bởi chính em bé của bạn


Điều bố mẹ có thể làm tại nhà: • Bất cứ khi nào có thể, bạn hãy gọi tên các trạng thái cảm nhận để bé nhận biết và cảm nhận. Khi con kết thúc bữa ăn, hãy nói “Con NO rồi à?””. Nếu bé tìm nước uống, hãy bảo rằng “con đang KHÁT đấy!”. • Các dấu hiệu bé đưa ra cũng rất hữu ích và bố mẹ nên nắm bắt chỉ ra cho con ngay. Khi con yêu cầu thêm đồ ăn, hãy nói với con rằng “Con vẫn ĐÓI à?” nhé.


Kết lại, giờ chúng ta đã biết 8 giác quan liên quan với nhau khi bé ăn dặm. Thật rõ ràng, việc ăn dặm là một công việc rất phức tạp mà bé cần học và phát triển liên tục.

Bên cạnh việc tích hợp cảm giác, các bé cũng sử dụng một loạt các chức năng khác bên trong cơ thể khi học cách ăn, bao gồm cả vận động tinh và phát triển kỹ năng.


Chúng tôi hy vọng rằng hướng dẫn này có thể giúp bạn có nhiều ý tưởng hơn về cách hỗ trợ bé thông qua hành trình ăn dặm, với đầy đủ các sản phẩm yếm ăn dặm được thiết kế đặc biệt để loại bỏ sự lộn xộn và căng thẳng trong mỗi bữa ăn, cho phép bé và bố mẹ tận hưởng từng giây phút.


Nguồn: Smart Weany dịch từ tài liệu của TidyTot.

--------------------------- Hãy Follow Smart Weany để nhận được những thông tin hữu ích về cách nuôi con theo khoa học nhé.



14 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page